thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Trường mầm non kiểu Nhật Seiwa Kindergarten và bài toán cải tạo trường

Trường mầm non kiểu Nhật Seiwa Kindergarten được cải tạo từ toà nhà xây cách đây 50 năm. Kiến trúc sư đã đảo vị trí toà nhà và sân vườn cũ với toà nhà mới để tạo kết nối giữa trường mầm non trong khu chung cư phức hợp Yamazaki với dân cư bên ngoài.  



Thông tin trường mầm non Seiwa Kindergarten:

  • Kiến trúc sư: Naf Architect & Design
  • Diện tích: 973m2
  • Năm: 2019
  • Nhiếp ảnh gia: Toshiyuki Yano

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Dự án cải tạo trường mầm non Seiwa nằm tại góc của một khu chung cư phức hợp được phát triển vào những năm 1960s. Khu chung cư phức hợp Yamazaki (chủ của khu chung cư cũng là chủ đầu tư của trường mầm non Seiwa Kindergarten) là một trong những khu chung cư phức hợp rộng nhất tại khu ngoại ô Tokyo, được phát triển bởi Tập đoàn Japan Housing Corporation trước đây (Tập đoàn quốc doanh), hiện tại là Urban Renaissance Agency. Tổng cộng khoảng 3,900 căn hộ và vào lúc cao điểm, hơn 10,000 người sinh sống tại khu phức hợp Yamazaki.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Do tình trạng dân số già, số lượng cư dân của khu chung cư này đã giảm mạnh xuống 60% so với thời điểm cao nhất và trước khi dự án cải tạo trường bắt đầu, đã có thời gian mà số lượng trẻ đến học tại trường mầm non Seiwa Kindergarten đã giảm mạnh xuống dưới sức chứa của trường. Trong những năm gần đây, số lượng trẻ đến từ khu chung cư Yamazaki ít hơn 10 em, số còn lại đến trường mầm non bằng xe bus hoặc xe ô tô của gia đình bên ngoài khu chung cư. Trường mầm non không còn phục vụ dành riêng cho cư dân của khu chung cư nữa.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Bởi vì trường mầm non đã lâu đời kể từ khi bắt đầu xây dựng 50 năm trước và quá trình dân số già hoá của khu chung cư nên khi xuất hiện dự án cải tạo trường mầm được tài trợ bởi Chính phủ, vấn đề ưu tiên cần giải quyết của kiến trúc sư cho trường mầm non này là tạo dựng sự liên kết với dân cư bên ngoài khu chung cư.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

May mắn thay, toà nhà của trường mẫu giáo ở cuối phía Tây Nam khu chung cư có lối lưu thông thuận tiện ra các đường chính bên ngoài khu chung cư. Vì vậy, kiến trúc sư đã đảo vị trí của toà nhà trường mầm non và sân vườn ban đầu với toà nhà mới, toà nhà mới sẽ nằm gần các con đường lớn thay cho vị trí sân vườn ban đầu, còn sân vườn mới sẽ được xây gần với khu chung cư nơi có toà nhà cũ.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Có 2 điều kiện tại dự án này, một là trực tiếp kết nối lối đi từ sân vườn đến tất cả các phòng chăm trẻ để dễ điều hành và an toàn. Toà nhà trường mầm non mới gồm: Unit A và Unit B được nối với nhau bởi Arcade – Khu mái vòm. Phòng chăm trẻ và phòng nhân viên đều nằm tại tầng 1 của toà nhà dài và uốn cong mượt mà – Unit A. Toà nhà Unit A này có cửa ra vào sân hiên đối diện với sân vườn ở phía sau khuôn viên. Tường bên ngoài được uốn cong để tạo ra bề mặt dài nhất có thể đối diện với sân vườn (điều này có nghĩa là tạo khoảng mở rộng nhất cho từng phòng chăm trẻ) và cũng để tránh ấn tượng phẳng của ngoại thất và ngoại thất của toà nhà dài 50m. Phòng vui chơi trong nhà đa mục đích và bếp nằm ở toà Unit B mà đối diện với đường chính và bãi đậu xe rộng dành cho xe bus và khách đến trường, cũng như được sử dụng cho các sự kiện hướng đến đối tượng các trẻ mầm non tiềm năng trong tương lai cùng cộng đồng địa phương.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Điều kiện thứ 2 của dự án này được đặt ra bởi đơn vị tài trợ thuộc Chính phủ là tổng diện tích của Unit A và Unit B phải bằng tổng diện tích của toà nhà trường mầm non cũ. Tuy nhiên, sàn nhà của trường mầm non cũ 50 năm rõ ràng là không đủ cho điều kiện học tập của trẻ ở hiện tại. Vì vậy, khu mái vòm đã được xây giữa toà Unit A và Unit B với kiểu mái “màng bọc” gọi là Arcade để cho ánh nắng mặt trời xuyên qua. Bên dưới mái vòm là không gian bán ngoài trời nơi được sử dụng như một phần của quán cafeteria, phòng chăm trẻ, hội trường và hành lang. Toàn bộ toà Unit A, Unit B và khu mái vòm arcade xấp xỉ gấp 1,2 lần diện tích sàn so với toà nhà trường mầm non trước đây.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Khi toà nhà cũ bị dở bỏ và sân vườn mới được lên kế hoạch, các cây xanh cũ đã hiện diện được giữ lại nhiều nhất có thể. Những cây được ươm mầm cách đây 50 năm đã cao lớn và trở thành cây biểu tượng được mọi người yêu thích. Tái tạo môi trường thiên nhiên để làm giàu thêm các hoạt động thường ngày của trẻ, hơn là một khu đất phẳng dành cho các hoạt động hội thao, trở thành ý tưởng cơ bản của việc thiết lập sân vườn. Theo ý tưởng này, khu đồi thu nhỏ và giếng nước đã được xây dựng, cùng hơn 350 cây đủ loại đã được trồng với hy vọng chúng sẽ cao lớn như những cây có sẵn để tạo nên một khu rừng.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Những cây xanh nhỏ mới ươm mầm bao quanh chúng là hàng rào dây thừng. Tổng giám đốc của trường mầm non Seiwa đề xuất rằng cách làm này giúp trẻ học cách chăm sóc cây mới được ươm mầm và tham gia tưới nước cho cây. Cách tiếp cận này thể hiện triết lý của trường mầm non về cách giáo dục trẻ và hướng tới các hoạt động vì cộng đồng. Hãy để trẻ tham gia hơn là cô lập chúng khỏi các mối quan tâm nổi cộm hiện nay của xã hội.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Triết lý này cũng được thể hiện qua cách tạo khu mái vòm nối toà Unit A và Unit B. Kiến trúc sư hy vọng rằng những kết nối mới cũng sẽ được phát triển cùng với sự lớn lên của các cây trong sân vườn trường mầm non hướng tới tương lai lâu dài của trường mầm non Seiwa.

thiet-ke-truong-mam-non-kieu-nhat-tphcm

Luôn giữ sự cân bằng giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên, trường mầm non kiểu Nhật đem lại nhiều bài học giá trị cho trẻ và góp phần bảo vệ môi trường. Liên hệ ngay với Gaea Field Việt Nam – Kiến trúc Nhật Bản để được tư vấn chi tiết về thiết kế, thi công trường mầm non tư thục đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngọc Oanh.

Theo archdaily.